Sự thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn là quy luật tất yếu trong sự phát triển hệ răng của trẻ. Nhưng răng hàm sữa có thay không? Câu hỏi này không phải ông bố bà mẹ trẻ nào cũng trả lời đúng. Sau đây là lời giáp đáp từ chuyên gia.
Răng hàm sữa có thay không và thay vào thời điểm nào?
Răng hàm sữa có thay không?
+ Như chúng ta đã biết bộ răng sữa của con người có tổng cộng 20 cái bao gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối.
+ Bộ răng vĩnh viễn của con người gồm có 32 răng gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ, 12 răng cối lớn.
Răng cối lớn là những răng chịu lực nhai chính của chúng ta là những răng mọc thêm bao gồm 3 răng cuối của mỗi phần hàm trái phải trên dưới. Vậy răng hàm sữa có thay không?
+Thông thường răng sữa thay răng vĩnh viễn khi trẻ từ 6 tuổi đến 8 tuổi. Và răng cối tức răng hàm của trẻ vẫn thay răng vĩnh viễn. Nhưng chỉ thay răng cối thứ nhất và cối thứ 2. Còn răng cối thứ 3 hay còn gọi là răng số 6 thì sẽ không thay bạn nhé.
Biểu đồ thay răng, mọc răng của trẻ
+ Trình tự thay răng hàm sữa của trẻ vào từng thời điểm cụ thể như sau:
STT | Thứ tự thay răng hàm | Độ tuổi thay răng |
1 | Răng cửa giữa | 5 – 7 tuổi |
2 | Răng cửa bên | 7 – 8 tuổi |
3 | Răng hàm sữa thứ nhất | 9 – 10 tuổi |
4 | Răng nanh sữa | 10 – 11 tuổi |
5 | Răng hàm sữa thứ hai | 11 – 12 tuổi |
Như vậy răng hàm sữa của trẻ có thay như các răng sữa khác. Tuy nhiên còn một răng hàm thứ 3 tức răng số 6 là không thay nên việc vệ sinh răng này cho trẻ cần được cha mẹ chú ý để trẻ không bị sâu răng hàm.
Một số điều lưu ý khi trẻ thay răng
Khi trẻ bắt đầu đến tuổi thay răng cha mẹ cần:
Không nên căn bút chì khi thay răng sữa
+ Nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày
Tập cho bé thói quen đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần để phòng ngừa bệnh sâu răng. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé, 3 tháng nên thay bàn chải đánh răng một lần.
+ Bỏ thói quen xấu cắn móng tay, cắn đầu bút chì, dùng răng cắn vật quá cứng…thói quen này có teher gây mẻ răng, biến dạng răng…
+ Không nên chỉ ăn thức ăn mềm
Khi trẻ bước vào độ tuổi thay răng nên cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như là: thịt bò, cà rốt, cần tây, ngô… Những loại thực phẩm này sẽ giúp kích thích quá trình thay răng, thúc đẩy nướu xương, xương hàm, xương mặt phát triển.
+ Đặc biệt bảo vệ chiếc răng hàm đầu tiên
Vệ sinh răng cho trẻ thường xuyên và đúng cách
Tại sao cần đặc biệt chú ý bảo vệ chiếc răng hàm đầu tiên của răng vĩnh viễn. Bởi việc thay răng sữa đã khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt canxi và lúc này khả năng kháng axit chưa cao, ngoài ra răng hàm khó quan sát nên vệ sinh sẽ kém hơn sâu răng dễ tấn công. Nếu phát hiện răng này có khe hở hay sâu cần nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.
Như vậy những kiến thức trên đã góp phần cho các bạn hiểu răng hàm sữa có thay không? Bạn muốn biết thêm thông tin cho trường hợp của con bạn thì hãy tới nha khoa để được bác sĩ tư vấn thêm để từ đó có biện pháp chăm sóc, bảo vệ hàm răng cho con em mình nhé!