Trang chủ » Bệnh Lý Răng Hàm Mặt » Bị lở miệng làm sao cho hết – Cách trị lở miệng thần tốc

Bị lở miệng làm sao cho hết – Cách trị lở miệng thần tốc

Bị lở miệng là một trong những vấn đề thường gặp, nhất là khi chúng ta căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, nếu không biết cách chăm sóc, các vết lở có thể chuyển sang dạng viêm cấp, gây tấy đỏ và rất đau, thậm chí còn có thể gây sốt cao, nổi hạch góc hàm khiến cho việc ăn uống sẽ cực kì vất vả. Vậy, làm sao để chữa lở miệng hiệu quả?

Khi bị lở miệng, các bạn hãy áp dụng một trong những cách sau:

– Dùng sữa chua

>>>> Xem thêm: Lở miệng nên ăn gì?

Bị lở miệng làm sao cho hết

Sữa chua giúp điều trị lở miệng hiệu quả

Thoa sữa chua lên vùng giộp, đợi một lúc và sau đó rửa sạch. Sữa chua sẽ giúp vết lở dịu lại.

– Dùng túi trà lọc: Sau khi dùng xong hãy giữ lại túi trà và chườm lên vùng miệng cần làm lành, giữ một lúc rồi mới rửa sạch. Trong trà có chất giúp làm lành vết thương, vết lở loét trong miệng.

– Dùng nha đam: Đặc tính kháng khuẩn của nha đam giúp làm dịu, điều trị và chữa lành vùng da bị lở, đồng thời thúc đẩy việc quá trình làm lành diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm viêm sưng do mụn nước. Nha đam mát lạnh có thể chữa lở miệng thường xuyên mà an toàn.

– Sữa tươi: Thoa một ít sữa lên môi hoặc vùng bị lở, giữ một lúc rồi sửa sạch.

– Dùng tỏi

Bị lở miệng làm sao cho hết 2

Điều trị lở miệng từ tỏi

Ép vài tép tỏi và đặt lên các mụn nhiệt hoặc vết lở trong miệng, đợi một lúc rồi rửa sạch bằng nước.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đem tầm 3 – 4 nhánh tỏi, giã nát, lấy nước cốt. Sau đó, ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút thì nhổ ra và vệ sinh lại bằng nước muối loãng. Thực hiện liên tục cách này khoảng 3 – 5 ngày sẽ giúp vết nhiệt miệng không còn đau nữa và nhanh lành hơn hẳn.

– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày. Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho “có lệ”, sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.

– Hạn chế ăn những thực phẩm liên quan đến 3 chữ “khô, chiên, xào” vì nhóm này có tính háo nước.

cach-phong-benh-lo-mieng-1

– Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.

Thông thường bệnh lở miệng ở người lớn chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi. Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nguồn:http://nhakhoadencosluxury.com

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.