Trang chủ » Tin tức » Nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị để có hơi thở thơm mát

Nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị để có hơi thở thơm mát

Hôi miệng không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, những người mắc chứng hôi miệng thường mất tự tin, ngại tiếp xúc trong giao tiếp. Do vậy, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Nên chúng ta cần biết những nguyên gây nên bệnh hôi miệng để có những cách khắc phục tốt nhất.

tim-hieu-nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-va-cach-dieu-tri-de-co-hoi-tho-thom-mat 1

Nguyên nhân gây hôi miệng

Tại sao hơi thở lại có mùi?

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng có thể kể đến như:

1- Vệ sinh răng miệng không tốt

– Sau khi ăn một số mảnh vụn thức ăn thừa xót lại trong kẽ răng hoặc mặt sau của lưỡi, nếu không được làm sạch thì sẽ gây ra phản ứng phân hủy thức ăn gây nên mùi hôi

– Khoang miệng, họng và những vùng xung quanh là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân gây ra hầu hết các triệu chứng hôi miệng

– Ăn những thức ăn có mùi dễ bay hơi như hành, tỏi, rượu, thức ăn nhiều chất béo

nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-va-cach-dieu-tri-de-co-hoi-tho-thom-mat 2

Sử dụng bàn chải quá  cũ sẽ làm tổn thương đến lợi nướu

2- Nguyên nhân gây hôi miệng chính là miệng bị khô

Lượng nước bọt tiết ra không đủ để giúp làm sạch răng, khô miệng sẽ làm cho một loạt các tế bào chết ở nướu, mặt sau của răng. Làm cho vi khuẩn tập chung phân hủy gây nên mùi hôi.

3- Bị mắc các căn bệnh về sức khỏe gây nên hôi miệng

Hôi miệng, phần lớn là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơn gây nên do những vi khuẩn trong miệng sản xuất ra. Trung bình trong hơi thở của một người có hơn 400 hợp chất lưu huỳnh gây mùi khác nhau. Có 3 chất chính gây nên hôi miệng đó là:

  • Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi trứng thối.
  • Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gas để nhận biết khi có mùi gas vì có mùi rất nồng.
  • Dimethyl sulfide (CH3SCH3).

Các hợp chất này được hình thành ở trong miệng sẽ được nước bọt dung hòa nhờ đó mà ta không bị hôi miệng

Nếu số lượng hợp chất này hình thành quá nhiều vượt quá mức khả năng hấp thụ của nước bọt mà người đối diện có thể cảm thấy được. Thì lúc đó ta đang bị chứng hôi miệng.

nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-va-cach-dieu-trị-de-co-hoi-tho-thom-mat

Hôi miệng gây ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày

Trên đây là 3 nguyên nhân gây hôi miệng, và trị hôi miệng bằng cách nào chúng ta có thể dựa vào nguyên nhân để có những cách điều trị hiệu quả nhanh chóng nhất

3 cách điều trị hôi miệng hiệu quả tại nhà

Chữa trị hôi miệng bằng vỏ chanh tươi

Cách 1: Dùng nước cốt chanh tươi trộn với muối tinh, sau đó dùng hỗn hợp để để chải răng và lưỡi. Thực hiện 2 lần/ tuần sẽ giúp cải thiện hơi thở thơm mát hơn.

Cách 2: Sử dụng vỏ chanh để nhai, những tinh dầu trong vỏ chanh sẽ dung hòa mùi hôi trong miệng

nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-va-cach-dieu-trị-de-co-hoi-tho-thom-mat

Nhai vỏ chanh để cải thiện hơi thở có mùi

Cách Chữa hôi miệng hiệu quả bằng muối

Nước muối có tính kháng khuẩn cao, nên súc miệng bằng nước muối sẽ làm  cho các vi khuẩn bị mất nước và nhanh chóng bị loại bỏ khỏi khoang miệng.

Chữa trị hôi miệng bằng nước trà

Trà được sử dụng như một loại nước uống giải nhiệt, ngoài ra nước trà còn có tính năng khử khuẩn và loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Do đó, chỉ cần ngậm nước trà trong miệng từ 2 đến 3 phút mùi hôi miệng sẽ được cải thiện.

nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-va-cach-dieu-tri-de-co-hoi-tho-thom-mat

Nước trà có khả năng khử khuẩn

Cho dù nguyên nhân gây hôi miệng khác nhau nhưng kết quả cuối cùng vẫn là sự khó chịu và mất tự tin cho những ai mắc phải chứng bệnh này. Đi tìm nguyên nhân là cách nhanh nhất để có thể điều trị hôi miệng hiệu quả.

Nguồn: http://chamsocrang.org/

 

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.