Trang chủ » Bệnh Lý Răng Hàm Mặt » Cách trị bệnh lở miệng thần tốc không thể tin được

Cách trị bệnh lở miệng thần tốc không thể tin được

Chúng ta nên dùng những cách trị bệnh lở miệng, nhiệt miệng thường xuyên như thế nào để khỏi bệnh nhanh nhất và không tái phát cùng với đó chúng ta nên tìm nguyên nhân của bệnh lở miệng để có cách trị nhanh nhất. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết hôm nay.

Ở một vài người căn bệnh này rất hay tái phát nhiều lần trong suốt cả năm, vậy có cách trị bệnh lở miệng nào hiệu quả và nhanh chóng?

1. Điều trị bằng cùi dừa

Cách làm: Bạn lấy nước ép từ những mảnh cùi dừa để súc miệng thường xuyên

Cách trị bệnh lở miệng

Điều trị bệnh lở miệng bằng cùi dừa

Nước ép dừa có vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát khuẩn, tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể trạng, ích khí, khử phong, trị bệnh cam, viêm nhiệt, háo khát, tân dịch bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, diệt côn trùng, bị lở loét, viêm da,… Đặc biệt rất thích hợp sử dụng trong quá trình điều chữa bệnh lở miệng.

2. Điều trị bằng cà chua

cách trị bệnh lở miệng 2

Điều trị bệnh lở miệng hiệu quả bằng cà chua

Cách làm: Bạn có thể uống nước ép cà chua hoặc sử dụng bằng cách nhai trực tiếp

Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Sử dụng cà chua là cách thích hợp và chữa lở miệng nhanh chóng nhất. Ngoài ra cà chua còn giúp giảm tác hại của thuốc lá, một nguyên nhân gây tái phát bệnh lở miệng. Đây là một trong những cách điều trị bệnh lở miệng hiệu quả cao.

3. Ngậm chất chát trong miệng

Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

4. Uống nước khế chua

Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Ngoài những cách trị bệnh lở miệng trên, bạn có thể thử một số cách sau:

  1. Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay, dùng hai cốc nước này để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.
  2. Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm 1 cốc lá cỏ ca-ri, bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
  3. Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi, rồi gạn lấy nước dùng súc miệng (3-4 lần/ngày).
  4. Nhai từ 5 đến 6 lá húng và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày thực hiện tầm 5-6 lần như vậy.
  5. Súc và rửa miệng bằng nước có kẽm. Bạn có thể cho một viên thuốc kẽm vào ly nước hòa tan và dùng chúng để súc miệng. Dùng thuốc kẽm dạng bột đắp vào hết vết lỡ cũng có tác dụng làm dịu vết loét.

Ngoài việc sử dụng cách điều trị lở miệng như trên, bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt có hại gây ảnh hưởng và tái phát bệnh như:

– Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Bị lở miệng ăn gì, tránh đồ ăn quá chua, cay, quá mặn hoặc quá nóng vì có thể gây kích thích trực tiếp ổ loét, gây đau nặng hơn.

– Dùng ống hút để ăn uống: mục đích tránh thức ăn, đồ uống đụng vào ổ loét ở phần miệng trước.

– Dùng bàn chải mềm, tránh trượt bàn chải gây chấn thương, đi khám nha sĩ khi cảm thấy hàm giả không được thoải mái.

Bị lở miệng có nên súc nước muối không, nước muối rất tốt cho sức khỏe răng miệng và nên thường xuyên dùng các bạn nhé.

Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, tránh để lâu sẽ không tốt cho sức khỏe và công việc.

THAM KHẢO THÊM:

Nguồn: http://chamsocrang.org/

Lưu

Lưu

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.