Cao răng hình thành từ đâu mà có thể bám chắc như vậy? Cao răng có thể mang lại nhiều tác hại cho răng miệng mà bạn không ngờ tới. Vì vậy, khi thấy chúng xuất hiện bạn nên tìm hiểu cao răng hình thành từ đâu để có cách khắc phục tốt nhất, giúp hàm răng luôn trắng đẹp và chắc khỏe.
1. Cao răng là gì?
Cao răng là gì?
Cao răng là hợp chất từ nước bọt, men carbohydrase hay men neraminidase, cặn thức ăn, vi khuẩn. Sau khi ăn xong khoảng 15 phút, các chất này sẽ tạo thành 1 lớp mỏng quanh thân răng. Nếu bạn không chải răng sau khi ăn thì chúng sẽ được tích tụ dần. Ngoài ra, cao răng hình thành do huyết thanh từ nướu và nước bọt.
Cao răng có đặc điểm khi mới hình thành sẽ có màu vàng nhạt, càng để lâu thì màu sẽ sậm hơn và chuyển hẳn sang màu nâu đen. Chúng thường xuất hiện ở chân răng, mặt trong răng, kẽ răng và dưới nướu. Cao răng sẽ càng ngày càng cứng và khó cạo sạch hơn.
2. Cao răng hình thành từ đâu?
Cao răng được hình thành ở ngay dưới đường viền nướu, có thể gây kích ứng mô nướu. Cao răng tạo thêm diện tích cho các mảng bám từ những thức ăn sau đó phát triển và bám chặt hơn, gây ra hiện tượng sâu răng và các tình trạng về nướu.
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho cao răng xuất hiện.
– Không chải răng thường xuyên, thức ăn sau khi được đưa vào miệng sẽ đọng lại trên kẽ răng. Nếu không được làm sạch, phần thức ăn còn sót lại đó sẽ bị vi khuẩn tiêu hủy, bám chặt lại trên răng. Không làm sạch răng thường xuyên sẽ khiến cho lớp thức ăn thừa đó bám ngày càng nhiều và dần không thể làm sạch bằng hoạt động đánh răng thông thường được nữa.
– Cao răng hình thành từ việc không có thói quen sử dụng chỉ nha khoa.
Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch vụn thức ăn
Chỉ nha khoa là một công cụ đắc lực được khuyên dùng bởi các nha sĩ hàng đầu bởi nó có thể làm sạch vụn thức ăn sâu trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không làm sạch tới được. Không sử dụng chỉ nha khoa càng làm đẩy nhanh quá trình hình thành cao răng.
– Không đến thăm khám, chăm sóc răng định kì tại các phòng khám đa khoa. Chỉ đến phòng khám định kỳ 6 tháng/ lần theo lời khuyên của các bác sỹ thì mới có thể phát hiện ra cao răng xuất hiện và làm sạch hoàn toàn bằng các thiết bị chuyên dùng được.
3. Làm sao để ngừa cao răng hiệu quả?
Sau khi biết được cao răng hình thành từ đâu thì cần lưu ý cao răng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào nếu bạn không chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng. Thời gian hình thành cao răng ở mỗi người khác nhau do chế độ ăn uống và chăm sóc riêng. Để ngăn ngừa tác hại từ cao răng, bạn nên thực hiện các điều sau:
– Dùng chỉ nha khoa làm sạch răng ngay sau khi ăn. Chú ý ở những vùng kẽ răng, chân răng.
– Đánh răng sau khi ăn 30 phút để không cho vi khuẩn có thời gian hoạt động. Nên lựa chọn bàn chải có sợi mảnh để làm sạch răng hiệu quả. Mỗi ngày nên đánh răng 2 lần.
– Dùng nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng.
– Hạn chế ăn đồ ngọt, chất tinh bột và nước ngọt có gas.
– Không hút thuốc lá.
Bài viết trên hi vọng phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Cao răng hình thành từ đâu? Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày như súc miệng, chải răng chỉ có thể hạn chế được phần nào tình trạng mảng bám kết dính vào thành răng. Còn để điều trị bạn cần phải có biện pháp lấy cao răng thích hợp với tình trạng và mức độ cao răng của mình.
Xem thêm : Bí quyết lấy cao răng tại nhà hiệu quả chỉ với các nguyên liệu đơn giản
Nguồn: http://chamsocrang.org/