Trang chủ » Tin tức » Lời khuyên từ chuyên gia: “Khi nào thì nên hàn răng?”

Lời khuyên từ chuyên gia: “Khi nào thì nên hàn răng?”

“Cái răng cái tóc là góc con người”: thật vậy một hàm răng bị khiếm khuyết không những gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ, mất tự tin trong giao tiếp. Hàn răng chính là một phương pháp giúp bạn lấy lại vẻ đẹp của răng không những an toàn mà tiết kiệm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu “Khi nào nên hàn răng?” trong bài viết dưới đây

Hàn răng hay còn gọi là trám răng, là một phương pháp phục hình thẩm mỹ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý răng một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm cho khách hàng.

Khi nào thì nên hàn răng?

Dưới đây là 4 trường hợp cho bạn biết “Khi nào thì nên hàn răng?” để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như yếu tố thẩm mỹ:

1/ Sâu răng nên đi hàn răng:

Sâu răng là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý của răng,  do các acid được hình thành dưới tác động của vi khuẩn và tinh bột trên bề mặt răng, tấn công và phá hủy các mô răng, tạo nên các vết sau trên thân răng và bề mặt nhai. Sự mất mô răng này làm cho cơ thể không thể tự phục hồi lại vùng khuyết trên răng được nếu không được điều trị. Một khi sâu răng không được điều trị triệt để,  vết sâu có thể tấn công vào tủy gây viêm tủy cấp, thậm trí gây lên áp xe ổ xương răng rất nguy hiểm.

Khi sâu răng ta phải hàn răng vì dùng vật liệu hàn bít lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hóa chất tấn công và hủy hoại tủy răng.

Khi nào thì nên hàn răng

Sâu răng thường được chỉ định hàn trám

2/ Hàn răng khi răng bị chấn thương

Chấn thương do va đập là một trong nguyên nhân hàng đầu trong khiến cho hình thể của răng bị tác động. Hàn răng được sử dụng để tái tạo hình dáng ban đầu của răng, đảm bảo chức năng ăn nhai của răng.

3/ Hàn răng khi mòn răng

Nguyên nhân mòn răng thường do chăm sóc răng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng khiến bệnh nhân nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ra có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng, làm giảm cảm giấc ê buốt cho người bệnh.

4/ Do nhu cầu thẩm mỹ

Khi răng cửa bị xỉn màu do thuốc kháng sinh hay do bẩm sinh, chất hàn răng có tác dụng tạo một lớp bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng hơn cũng như hạn chế tình trạng lộ ngà làm cho bệnh nhân cảm thấy ê buốt khi ăn uống.

Khi nào nên hàn răng 2

Răng bị xỉn màu hay vỡ, nứt nên được điều trị hàn răng

(Lưu ý: kết quả phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng răng miệng mỗi người)

Chăm sóc răng miệng sau khi hàn răng

Hàn trám cơ bản là có độ bền không cao bằng các phương pháp thẩm mỹ răng khác, do đó trong khi ăn nhai cũng như chăm sóc răng miệng cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Ăn nhai những thức ăn mềm, tránh thức ăn quá cứng và dai, tránh kích thích nóng lạnh đột ngột có thể gây co rút miếng trám.

+ Hạn chế các thức ăn có nhiều đường.

+ Chải răng đều đặn hàng ngày sau bữa ăn, nên dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng, khi vệ sinh răng cần dùng bàn chải lông mềm, không chải mạnh theo chiều ngang mà chải nhẹ nhàng.

+ Nên đến nha khoa thẩm mỹ khám răng định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu có hiện tượng mòn, vỡ…có thể bạn nên thay miếng hàn hoặc hàn lại càng sớm càng tốt để tránh vết sâu lan rộng ra hơn và ảnh hưởng đến tủy.

Nếu còn thắc mắc gì về “Khi nào nên hàn răng” hay bất cứ gì liên quan đến sức khỏe răng miệng, bạn hãy gọi điện theo số hotline: 0902 68 55 99 hoặc đến trực tiếp Nha khoa quốc tế Dencos Luxury để được các bác sỹ thăm khám và tư vấn hiệu quả nhất.

Nguồn: http://chamsocrang.org/

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.