Trang chủ » Tin tức » Hôi miệng và cách trị dứt điểm chứng hôi miệng

Hôi miệng và cách trị dứt điểm chứng hôi miệng

Hôi miệng (Halitosis) hoặc hơi thở có mùi hôi thường gặp ở nhiều người cả nam và nữ. Hôi miệng không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ, hành vi và tâm lý giao tiếp, tác động tới cả công việc của người bệnh.

Lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở có mùi khó chịu: 

hôi miệng

Hôi miệng nhiều người gặp phải

 Răng – miệng: 

+ Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.
+ Nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng…
+ Răng sâu

+ Mảng vôi đóng vào chân răng
+ Lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi
+ Miệng khô
Hút thuốc lá nhất là các loại thuốc hút mạnh như xì gà, ống điếu, ống píp cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.

Mũi – xoang:

– Những bệnh lý mũi xoang như viêm mũi xoang cấp mãn, viêm xoang do răng

– Bệnh lý u bướu vùng mũi xoang như polyp mũi xoang, ung thư, u nhú cũng gây hơi thở hôi.

– Dị vật mũi nhất là trẻ em nhỏ gây hơi thở hôi hoặc hôi mũi một bên.

– Viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi. Bệnh lý này thường gây cảm giác hôi khi bệnh nhân hỉnh mũi hay nhướng mũi làm các tuyến bả ở cửa mũi hoặc ở cánh mũi hở ra làm có mũi hôi.

Họng – hạ họng:

Viêm họng hạt cấp mạn.

Viêm amidan một hoặc hai bên. Nhất là dạng viêm amidan hốc mủ mạn tính.

Ung thư họng – hạ họng.

Các loại bệnh lý:

Bệnh từ phổi, thực quản – dạ dày, gan mật, đường ruột như viêm nhiễm, trào ngược dịch vị, ung thư cũng gây hơi thở hôi.

Ăn uống:

Một số thực phẩm gây hơi thở có mùi như tỏi, hành, các loại rau có mùi, bia rượu, thức uống có gas.

Các bệnh mãn tính

Suy gan, suy thận, tiểu đường, lao phổi, AIDS gây hôi miệng nhiều.

 Một trường hợp rất hiếm

Nhịn đói hay thiếu ăn lâu ngày cũng gây hôi miệng do mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa các chất như béo và chất đạm. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi ở một số phụ nữ. 

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Hôi miệng

Hôi miệng do cao răng là một trong nhiều nguyên nhân

1.Nguyên nhân từ răng miệng:

+ Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng.

+ Đánh răng sau khi ăn.

+ Lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
+ Chỉ nha khoa (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
+ Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng.
+ Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước.
+ Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.+ Nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách.

+ Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng để cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng.

2. Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan…

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa…

3 Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, tránh các loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá…

Hôi miệng là căn bệnh rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn vô cùng mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt với những người hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao. Dù là căn bệnh phổ biến nhưng không khó để chữa trị, tùy vào nguyên nhân gây hôi miệng, bạn có thể tìm ra phương pháp trị hôi miệng tốt nhất cho mình.

Bài viết liên quan:

>>> Hôi miệng phải làm sao

>>> Cách chữa bệnh hôi miệng

Nguồn: http://chamsocrang.org/

Lưu

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.