Trang chủ » Tin tức » Những triệu chứng bệnh lở miệng và lưu ý mà bạn chưa biết

Những triệu chứng bệnh lở miệng và lưu ý mà bạn chưa biết

Hãy cẩn thận khi bạn đang có các triệu chứng bệnh lở miệng như: Có vệt tấy đỏ ở trong má, trên môi, má, bị sốt, đau đầu, đau họng,… Bạn có thể dễ dàng nhận ra mình đang bị lở miệng tấn công. Bệnh có thể tự khỏi nhưng gây ra sự khó chịu trong các sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống.

triệu chứng bệnh lở miệng

Những triệu chứng bệnh lở miệng là gì?

Một số các triệu chứng bệnh lở miệng dưới đây cung cấp cho bạn thông tin để biết được mình đang bị lở miệng hay không và có cách khắc phục đúng và kịp thời. Những lưu ý trong khi bị lở miệng giúp bạn hạn chế được sự phát triển, lây lan của các vết lở, giảm thiểu đi sự khó chịu có thể gặp phải.

Những triệu chứng của bệnh lở miệng

Người bị bệnh lở miệng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Tại vị trí sắp xuất hiện vết lở có vệt tấy đỏ hơn bình thường, ngứa và có hơi đau nhẹ. Cảm giác ngứa râm ran, khó chịu đó diễn ra từ 1 – 2 ngày.
  • Có các mụn nhỏ li ti màu trắng, mọng nước, thường xuất hiện ở phía trong môi, trên vành môi, dưới mũi, đôi khi mọc ở trên má, lưỡi, cạnh má và cổ họng. Chúng có thể lan rộng ra và mọc thành các cụm lớn.
  • Sau vài ngày các mụn nước sẽ bị vỡ ra, rỉ nước sau đó khô dần lại và đóng thành vảy.
  • Một số người khi bắt đầu xuất hiện các mụn lở có các triệu chứng như: Bị sốt, đau họng, đau đầu, đau các cơ,… mức độ các cơn đau khác nhau và tùy thuộc ở mỗi người.

Những lưu ý khi bị lở miệng bạn nên biết

Khi có nhận thấy bản thân đang có các triệu chứng bệnh lở miệng như trên, bạn cần phải lưu ý:

triệu chứng bệnh lở miệng 2

Sử dụng rau xanh để ngăn chặn và giảm lở miệng

  • Tránh sử dụng các thức ăn chua, cay, nóng cho đến khi vết lở lành lại hoàn toàn
  • Tránh dùng tay hoặc các vật dụng chạm trực tiếp vào vùng bị lở
  • Chế độ ăn đa dạng với các loại thực phẩm (rau, trái cây) chứa vitamin, đặc biệt là vitamin B12, vitamin B9 (acid folic)
  • Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, tránh cho cơ thể khỏi bị nóng làm tăng thêm các vết mụn lở
  • Sử dụng nước muối ấm pha loãng súc họng, miệng mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày
  • thực hiện 1 trong các cách trị bệnh lở miệng hiệu quả này

Bệnh lở miệng có tự khỏi không? 

Bệnh lở miệng là một dạng bệnh lý thông thường, không gây ra nguy hiểm và sẽ tự khỏi trong vòng từ 1 – 2 tuần, tùy theo cơ địa và tình trạng ở mỗi người. Vấn đề vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống tốt cũng là cách chữa lở miệng hiệu quả.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp lở miệng có sự tái phát lui tới nhiều lần và có sự lây lan cao thì bạn không thể bỏ qua. Đối với những đối tượng bị lở miệng sau hơn 2 tuần mà không khỏi, hãy đến trực tiếp phòng khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án chữa trị thích hợp. Vì ngoài vấn đề do thiếu vitamin như mọi người thường biết thì lở miệng còn do nhiều nguyên nhân khác mà không thể tự chữa ở nhà.

Bạn đã được thông tin về các triệu chứng bệnh lở miệng các lưu ý cần thiết khi bị bệnh. Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh răng miệng hoặc lở miệng uống thuốc gì, bạn cũng có thể liên hệ ngay theo số hotline 0902 68 55 99 để có được thông tin tư vấn nhanh và chính xác.

Nguồn: chamsocrang.org

Lưu

Lưu

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.