Trang chủ » Kiến Thức Chăm Sóc Răng » Có nên lấy cao răng không? Câu hỏi nhiều người quan tâm

Có nên lấy cao răng không? Câu hỏi nhiều người quan tâm

Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Vậy có nên lấy cao răng không? và lấy cao răng hết bao nhiêu tiền?

Có nên lấy cao răng không?

Những lý do sau đây sẽ khiến bạn muốn đi lấy cao răng ngay.

Cao răng làm răng xấu đi

có nên lấy cao răng không

Cao răng gây chảy máu răng

Điều này là chắc chắn bởi màu cao răng hóa vàng hoặc đen cũng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ đặc biệt lớn đối với khuôn miệng. Mảng bám không được làm sạch trên răng sau ăn 15 phút thì nguy cơ bị cao răng tại vị trí đó là rất cao. Cặn lắng cao răng rất cứng khó lấy được bằng cách đánh răng hay những cách thông thường.

Bởi vậy, khi đã bị cao răng, bệnh nhân buộc phải “chung sống” với nó, nhìn thấy nó hàng ngày khi cười nói. Tốc độ xuất hiện cao răng ở nhiều người là khác nhau với mức độ nhiều ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ định nên cần dựa vào đó để biết có nên lấy cao răng thường xuyên không.

Cao răng là ổ bệnh cho răng miệng

Đây chính là cách nói chính xác để chỉ về cao răng. Trong thành phần của cao răng có carbonat, phosphate, cặn mềm (mảnh vụn thức ăn và các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn và xác tế bào biểu mô. Nguy hiểm hơn, cao răng còn là nơi lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu và nước bọt. Những tích tụ này có thể “biểu tình” bằng hàng loạt các bệnh về răng miệng.

Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn trong cao răng gây ra viêm nướu, phản ứng viêm sẽ làm tiêu xương ổ răng, tụt nướu, là dài thân răng (thực chất là chân răng ngày càng lộ ra khỏi nướu). Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu khi ăn uống, răng dễ lung lay, tiêu xương nhanh hơn.

có nên lấy cao răng không

Cao răng cần được lấy ra để làm sạch răng

Bênh nha chu: bệnh này liên quan đến các tổ chức quanh răng, gây ra do vi khuẩn quanh răng. Và cao răng chính là “tổ” của vi khuẩn gây ra căn bệnh này. Biểu hiện ở việc bị chảy máu, miệng hôi , ê buốt, răng lung lay dẫn tới rụng răng sớm.

Cao răng gây Tiêu xương sinh lý

Đây là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.

Vậy các bạn có nên lấy cao răng không.


Lấy cao răng giúp răng mạnh khỏe. Lấy cao răng thì tốt. Tuy nhiên, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Lưu ý rằng, cao răng cần đi lấy định kỳ mới tốt.

có nên lấy cao răng không

Nên thăm khám và lấy cao răng định kỳ

Có nên lấy cao răng không thì bạn phải kiểm tra định kỳ để kiểm tra có cao răng hay không. Đây cũng là dịp để bạn phát hiện sớm bệnh răng miệng nếu có. Riêng chu kỳ lấy cao răng thông thường là 6 tháng. Nhưng nếu có cao răng sớm hơn thì không hà cớ gì bạn phải đợi đến tháng thứ 6 mới tìm đến nha sỹ.

Việc lấy cao răng định kỳ như thế hoàn toàn không có hại gì cho răng, 3 – 6 tháng là khoảng cách đủ để bạn tái khám sau lấy cao răng lần trước. Những cảnh bảo về tác hại của lấy cao răng chỉ có khi bạn lạm dụng. Hơn nữa, dù bạn tái khám sớm hơn mà bác sỹ thấy chưa thể lấy cao răng thì bạn cũng không cần thiết phải thực hiện. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu đăng ký khám răng định kỳ tại một cơ sở định, câu hỏi có nên lấy cao răng không sẽ không thể làm bạn đau đầu được nữa.

Lấy cao răng và làm trắng răng

Lấy cao răng hay cạo vôi răng là dùng sóng siêu âm làm rung lên để vôi bám vào men răng rớt ra, làm cho răng trở nên sáng hơn . dịch vụ này không sử dụng thuốc, cũng không chiếu ánh sáng nên không thể tạo ra giá trị tuyệt đối giống như tẩy trắng răng. Khi lấy cao răng xong bạn thấy răng mình sáng hơn đó là do Sau khi lấy cao răng, bác sỹ thực hiện đánh bóng men răng, đây là kỹ thuật giúp bề mặt của men răng trở nên nhẵn bóng hơn, cặn thức ăn khó bám hơn, tăng khả năng chống bám dính của vụn thức ăn hạn chế sự hình thành cao răng. Do vậy sau khi đánh bóng răng, bạn cảm thấy bề mặt răng sáng hơn, sạch hơn nhiều, nhưng không có tác dụng tẩy trắng răng như bạn nghĩ. Vì vậy, lấy cao răng và làm trắng răng là 2 vấn đề khác nhau.

Lấy cao răng có phải kiêng gì không?

Lấy cao răng có phải kiêng gì không. Sau khi lấy cao răng kiêng gì để hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời giúp răng miệng luôn khỏe mạnh và thơm mát. Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy theo dõi những lưu ý quan trọng mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây.

Kiêng ăn các loại thực phẩm chua, cay, ngọt, chứa nhiều axit, tinh bột và có màu: như rượu vàng đỏ, nước ngọt có gas hay café…

– Kiêng thực hiện các biện pháp làm trắng răng dù là tự nhiên hay bằng thuốc tẩy: các nguyên liệu từ thiên nhiên như như chuối, chanh, vỏ cam… và các chất có trong đó cũng có khả năng tẩy mạnh, có thể làm hại đến men răng.

– Không ăn uống các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cay: Kem, nước đá, mỳ cay, đá bào…

Những lưu ý trên đây hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ nên kiêng gì sau khi lấy cao răng. Tuy nhiên, việc kiêng cữ này cũng chỉ cần tuân thủ trong vòng 3 ngày, sau đó, bạn có thể quay về với thói quen sinh hoạt hàng ngày mà không phải lo răng sẽ bị tổn hại

Nguồn: http://chamsocrang.org/

 

 

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.