Trang chủ » Tin tức » “Vạch mặt” các nguyên nhân bị hôi miệng hàng đầu để phòng bệnh

“Vạch mặt” các nguyên nhân bị hôi miệng hàng đầu để phòng bệnh

Hôi miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đây là một chứng bệnh thường gặp, ảnh hưởng tới sinh hoạt của cá nhân, khả năng làm việc cũng như sự tham gia những hoạt động xã hội. Hiểu rõ các nguyên nhân bị hôi miệng để có sự phòng và trị tình trạng này.

nguyen-nhan-bi-hoi-mieng

Hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin

Nguyên nhân bị hôi miệng?

Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tiếp hàng ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.

Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra mùi hôi miệng:

>> Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Một trong những nguyên nhân của bệnh hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Các vụn thức ăn bám vào răng mà không được vệ sinh kỹ lâu ngày sẽ phân hủy gây nên các mùi hôi thối rất khó chịu. Các mảng cao răng bám mà không được đi đến nha sĩ loại bỏ thì cũng sẽ tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn gây nên mùi hôi khó chịu.

>> Khô miệng

Khô miệng chính là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi vì nước bọt có tác dụng làm sạch các vi khuẩn hoặc tế bào gây mùi. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn thường thấy mình không được thơm tho lắm vào buổi sáng.

nguyen-nhan-bi-hoi-mieng-1

Nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng

>> Do thực phẩm

Một số loại thực phẩm sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây mùi hoặc khi ăn một số loại thức ăn có mùi vị mạnh, hoặc ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng… Chế độ ăn kiêng quá mức hoặc ăn uống không đầy đủ, cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Nhưng thức ăn có chừa nhiều đạm, gia vị hay mỡ được chúng ta ăn vào sẽ sản sinh ta nhiều sulfur có mùi và nó sẽ khiến chúng ta bị hôi miệng.

>> Do ảnh hưởng của các bộ phận khác

Một số bộ phận khác như lưỡi, nướu, mũi, thực quản, dạ dày… cũng là những nơi bắt nguồn gây nên mùi hôi khó chịu này. Những bệnh về các bộ phận này thường là nơi khiến vi khuẩn phát triển mạnh và nhanh để sinh sản gây nên chứng hôi miệng.

>> Hút thuốc lá

Người nghiện thuốc lá có mùi hôi miệng thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất. Mùi thuốc lá có thể kéo dài trong hơn một ngày sau khi ngừng hút.

Hôi miệng cũng có thể là triệu chứng của một số loại bệnh lý như đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, ung thư phổi…), đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày…), suy gan, thận, tiểu đường… Ngoài ra, nguyên nhân bị hôi miệng còn do tác dụng của một số loại thuốc như tuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh xuống tinh thần (depression), chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines…

Phòng tránh tình trạng hôi miệng bằng cách nào?

nguyen-nhan-bi-hoi-mieng-2

Phòng tránh bệnh hôi miệng bằng cách nào?

– Để phòng tránh chứng hôi miệng, các chuyên gia nha khoa đưa ra lời khuyên nên tập trung vào việc vệ sinh răng miệng tốt.

– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vệ sinh lưỡi đặc biệt là mặt trên của lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể

– Hạn chế ăn những đồ ăn có mùi nồng, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước có ga…

– Đến nha sĩ khám định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng miệng.

Nếu bị chứng hôi miệng dai dẳng mà không cải thiện được bằng chải răng và dùng chỉ nha khoa, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra vì nó có thể là dấu chỉ cho một tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ có nha sĩ mới có thể cho bạn biết liệu bạn có bị bệnh nướu, khô miệng hay sự hình thành mảng bám quá mức là nguyên nhân của hôi miệng hay không.

Mọi thắc mắc về nguyên nhân bị hôi miệng cũng như cách phòng tránh bệnh, bạn vui lòng liên hệ theo số hotline 0902.68.55.99 để được bác sĩ tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Nguồn: http://chamsocrang.org/

Lưu

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.