Trang chủ » Tin tức » Sâu răng ở trẻ em dấu hiệu và cách phòng ngừa trước khi quá muộn

Sâu răng ở trẻ em dấu hiệu và cách phòng ngừa trước khi quá muộn

Sâu răng ở trẻ em một tình trạng phổ biến nhưng lại chưa được các bậc cha mẹ thực sự quan tâm. Trên thực tế, đây là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến trẻ ngay từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành. Vậy sâu răng ở trẻ em có những biểu hiện như thế nào? Cách phòng ngừa trước khi quá muộn dành cho các phụ huynh. Hãy quan tâm đến bài viết sau đây.

Sâu răng ở trẻ em là một bệnh lý răng miệng mà cácn mẹ không nên bỏ qua. Vì sâu răng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh sâu răng sẽ làm cho trẻ khó chịu vì đau nhức dẫn đến biếng ăn, chậm lớn. Nếu trẻ bị mất răng sữa quá sớm trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc ăn nhai, đồng thời cũng gây mất thẩm mỹ cho trẻ.

Vậy nên, người lớn không nên bỏ qua những dấu hiệu sau đây vì có thể bé nhà bạn đang bị chớm sâu răng hoặc cũng có thể đã sâu răng ở mức độ nặng.

sau-rang-o-tre-em-dau-hieu-va-cach-phong-ngua-truoc-khi-qua-muon 2

Sâu răng ở trẻ em

1/ Biểu hiện của bệnh sâu răng ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công nhất bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu cũng như cấu trúc răng sữa chưa bền vững. Nên khó tránh khỏi tác động bởi những đồ ăn có nhiều đường, trong khi đó trẻ em lại là tín đồ của những món ăn vặt, bánh kẹo.. Ngoài ra,  ý thức vệ sinh răng miệng chưa tốt cũng là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em. 

Khi trẻ bị sâu răng cha mẹ cần lưu ý bởi vì trẻ sẽ có những biểu hiện không quá khó để phát hiện sau đây:

+ Giai đoạn chớm sâu: Triệu chứng ban đầu là răng của trẻ sẽ bị đổi màu có thể là xám hoặc nâu nhẹ. Tuy nhiên, trẻ sẽ chưa cảm thấy có vấn đề gì khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh và lỗ sâu răng cũng chưa được hình thành.

Sau-rang-o-tre-em-dau-hieu-va-cach-phong-ngua-truoc-khi-qua-muon

Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng

+ Giai đoạn sâu nặng: Sau một thời gian,  ở vị trí sâu răng của trẻ sẽ có những vết chấm đen hoặc màu xám rõ ràng và có thể nhìn bằng mắt thường. Lúc này lỗ sâu răng đã được hình thành, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu mỗi khi ăn đồ nhạy cảm như nóng, lạnh hoặc đau buốt khị thức ăn vô tình lọt vào các lỗ sâu răng.

+ Giai đoạn sâu răng ăn vào tủy: Nếu lỗ sâu răng được hình thành với diện tích ngày càng rộng, khi sâu đến phần chân răng sẽ bị bong calcium và mềm hóa. Đau nhức kéo dài sẽ dẫn đến viêm tủy ở răng của trẻ, có thể làm cho hàm và vùng mặt bị sưng viêm không thể ăn uống được.

Trẻ có những biểu hiện như trên cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở nha khoa trẻ em. Vì sâu răng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được. Do vậy, không nên coi thường bệnh sâu răng ở trẻ em.

2/ Sâu răng ở trẻ em cách phòng ngừa trước khi quá muộn

Trẻ em dễ bị sâu răng nhưng cha mẹ có thể phòng ngừa cho con để không phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm của bệnh từ khi trẻ còn rất nhỏ.

sau-rang-o-tre-em-dau-hieu-va-cach-phong-ngua-truoc-khi-qua-muon 1

Phòng ngừa sâu răng cho trẻ từ khi còn nhỏ

+ Trong thời gian thai nghén mẹ có thể bổ sung những chất có nhiều canxi, đồ ăn có lợi cho men răng của bé như:  cua, tôm, sò và uống sữa… Mẹ bầu nên thoải mái tránh căng thẳng để tránh những nguy cơ lên thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi ở trẻ sơ sinh.

+ Khi bé mới bắt đầu mọc răng sữa mẹ có thể lấy khăn mềm chấm nước muối ấm pha loãng để lau miệng cho bé hàng ngày, sau khi ăn hoặc uống sữa. Nhằm hạn chế tình trạng sâu răng ở trẻ em.

+ Không cho bé ngậm bình sữa trong khi bé đang ngủ vì các loại đường trong sữa sẽ phá hủy răng của bé nột cách nhanh chóng

+ Trẻ bắt đầu từ 3 tuổi nên tập cho trẻ thói quen đánh răng ngày 2 lần

+ Nếu phát hiện trẻ chớm sâu răng cách tốt nhất nên đưa trẻ đến nha sĩ để có những cách chữa trị tốt nhất cho bé.

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến, nhưng cha mẹ có thể phòng chống cho trẻ bằng cách quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe răng miệng của các bé.

Nguồn: http://chamsocrang.org/

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.