Ố vàng răng là hiện tượng răng bị mất đi vẻ trắng sáng ban đầu, răng bị đổi màu, xuất hiện các vết ố vàng hay trải dài khắp răng gây mất thẩm mỹ và tự ti cho người bệnh. Răng bị vàng phải làm sao?
Răng bị vàng là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân răng bị ố vàng. Nhìn chung, có thể tổng hợp những lí do cụ thể sau:
- Di truyền : Có thể do gen của mỗi người mà có cấu tạo men răng dày hay mỏng. Điều này tác động đến ngà răng, gây ra răng trắng sáng hoặc răng ngả vàng.
Hoặc trường hợp các bà mẹ bị nhiễm trùng hoặc sử dụng nhiều kháng sinh khi đang mang thai cũng dẫn đến tình trạng răng bị vàng ở trẻ sau này.
- Tuổi tác : Khi vàng nhiều tuổi, răng càng vàng đi do quá trình sử dụng, men răng mất dần, lộ ngà răng bên trong. Thêm vào đó, răng bị hư hỏng theo thời gian cũng gây ra vàng ố răng.
- Đồ uống sẫm màu: Rượu vang, nước ngọt, nước tăng lực là thủ phạm hàng đầu tấn công răng miệng. Các chất axit và chất tạo màu có trong các loại nước này gây đổi mà răng và làm mài mòn men răng, gây ra vàng ố răng.
- Thuốc lá: Những người hút thuốc lá nhiều, răng thường ố vàng lá do đâu? Các hợp chất có trong thuốc lá lí giải vì sao răng bị vàng và có mùi hôi sau khi sử dụng nhiều. Những thành phần này hủy hoại chức năng răng và làm răng bị sẫm màu đi.
- Thuốc kháng sinh: Dược phẩm và các loại kháng sinh là nguyên nhân răng bị nhiễm Tetracycline, khiến răng bị vàng ố, thậm chí chuyển sang màu nâu. Bởi thành phần của các loại thuốc này tác động trực tiếp đến men răng và ảnh hưởng đến độ trắng sáng của răng.
- Vệ sinh răng miệng: Đây cũng là vấn đề đáng lưu ý hiện nay. Thói quen đánh răng không cẩn thận, không súc miệng hay dùng chỉ nha khoa sau khi ăn tạo nên các mảng bám tịch tụ. Các vi khuẩn xâm nhập, cùng với cao răng tồn đọng nhiều tạo nên hàm răng bị vàng, mất thẩm mỹ.
Răng bị vàng phải làm sao?
Từ những tác nhân trên mà có biện pháp khắc phục cũng như ngăn chặn, loại trừ răng bị vàng như sau:
- Hạn chế sử dụng kháng sinh và các loại thuốc gây vàng răng
- Không nên hút nhiều thuốc lá và uống các loại đồ uống gây sẫm màu cho răng.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, kết hợp với các phương pháp tẩy trắng răng từ thiên nhiên.
- Nên lấy cao răng ít nhất 6 tháng/ lần để hạn chế mảng bám, ố vàng răng.
Tuy nhiên về lâu dài nên kiểm tra và thăm khám răng để hạn chế răng xỉn màu và yếu đi do không được chăm sóc đúng cách.
Trường hợp các phương pháp trên không hiểu quả, bạn có thể nhờ đến nha khoa để được chữa trị và hướng dẫn làm răng nhanh nhất.
Nguồn: chamsocrang.org