Trang chủ » Bệnh Lý Răng Hàm Mặt » Khô miệng khi ngủ dậy tại sao -Hướng dẫn chữa khô miệng hiệu quả

Khô miệng khi ngủ dậy tại sao -Hướng dẫn chữa khô miệng hiệu quả

Khô miệng cũng được gọi là một trong những chứng bệnh của răng miệng và nó xuất hiện ở khá nhiều người, đặc biệt thường gặp nhất là khi ngủ dậy vào buổi sáng, hoặc là sau các giấc ngủ bất kỳ trong ngày. Nhưng khô miệng khi ngủ dậy tại sao và cách chữa khô miệng sao cho hiệu quả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

1. Nguyên nhân bị khô miệng khi ngủ dậy tại sao?

– Trường hợp bạn chỉ bị khô miệng khi ngủ dậy, tại sao? Khi đó nguyên nhân thường không phải do các chứng bệnh mang tính thường xuyên trên đây mà nhiều khả năng là do bạn đang bị các bệnh răng miệng nào đó. Thường là bệnh viêm nướu, túi nha chu hoặc là sâu răng, cao răng bám nhiều.

Khô miệng khi ngủ dậy tại sao

Khô miệng khi ngủ dậy là triệu chứng nhiều người bị

Chỉ khi bạn ngủ, nước bọt giảm tiết mạnh, gần như hoàn toàn không tiết nước bọt, các acid không được trung hòa làm miệng cảm giác bị khô và vi khuẩn lại tăng cường hoạt động gây ra mùi hôi khó chịu cho khoang miệng. Nếu bạn có thói quen ngủ thở miệng thì tình trạng khô miệng càng nặng hơn vì thở bằng miệng sẽ càng mạnh hơn, vi khuẩn có cơ hội hoạt động dữ dội.

– Trường hợp bạn chắc chắn không bị bệnh lý răng miệng nào khác thì chỉ có khả năng là do bị khô miệng khi ngủ, vì khi ngủ, miệng giảm tiết nước bọt đột ngột. Hoặc khả năng cũng có thể là trước khi ngủ bạn không chải răng, chải răng không kỹ khiến cặn thực phẩm đọng lại trong kẽ răng, khi ngủ, nước bọt không tiết ra, vi khuẩn có cơ hội tận dụng các cặn thực phẩm này để làm phân hủy và sinh ra khí sunfure – là khí phát sinh ra mùi hôi, khiến miệng vừa hôi và khô.

– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Khô miệng là một hiện tượng thường gặp do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị chứng trầm cảm, thuốc trị chứng mất ngủ, thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, thuốc cảm lạnh, thuốc béo phì, mụn trứng cá, tăng huyết áp (thuốc lợi tiểu), tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tâm thần, tiết niệu, hen suyễn và bệnh Parkinson.

– Do bạn mắc một số bệnh

Khô miệng có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang sở hữu một số bệnh nhiễm trùng, trong đó phải kể tới bệnh HIV/AIDS, bệnh tâm thần, tiểu đường, thiếu máu, xơ nang, viêm đa khớp dạng thấp, tăng huyết áp, bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh quai bị.

– Do cơ thể bị mất nước: Khi bị sốt, ra mồ hôi quá nhiều, nôn, tiêu chảy, mất máu thường sẽ dễ dẫn tới mất nước và có thể gây tình trạng khô miệng.

– Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sản xuất nước bọt và tăng tình trạng khô miệng. Ngoài ra tình trạng uống quá nhiều rượu vào buổi tối cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước và khô miệng.

– Do axit trong dạ dày quá nhiều hoặc bạn mắc bệnh trào ngược axit. Ngoài ra, việc ăn tối quá muộn hay thức ăn chứa nhiều axit cũng là nguyên nhân gây khô miệng khi các axit tồn tại quá nhiều trên khoang miệng.

2. Bí quyết chữa khô miệng hiệu quả

Khô miệng khi ngủ dậy tại sao

Bí quyết chữa khô miệng

– Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng: Đây chính là biện pháp tăng độ ẩm cho phòng, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức, lượng nước trong cơ thể cũng bị mất đi khá nhiều.

– Để có cách chữa bệnh khô miệng hiệu quả  bạn Không nên uống nhiều rượu bia vào buổi tối, thay vào đó là một cốc nước nhỏ trước khi đi ngủ. Uống nước trước khi ngủ sẽ giúp cho miệng giữ được độ ẩm, cơ thể vẫn được cung cấp đủ nước và khi ngủ dậy không còn tình trạng bị khô miệng. Nhưng chú ý chỉ nên uống một vài ngụm để thận tránh phải làm việc quá nhiều.

– Nên tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích như trà hay cà phê trước khi đi ngủ. Nếu sử dụng đồ uống này thì nên súc miệng lại thật sạch.

– Mùa hè tránh để quạt chiếu thẳng vào người dễ gây khô miệng, nặng hơn là viêm họng, đau rát họng.

Những chia sẻ ở trên hi vọng giúp bạn trả lời được câu hỏi: Khô miệng khi ngủ dậy tại sao? Nếu như sau khi thực hiện các biện pháp này nhưng không mang lại hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị tốt nhất mà không nên chủ quan.

Nguồn: http://chamsocrang.org/

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.