Trang chủ » Tin tức » Trẻ bị lở miệng phải làm sao khỏi dứt điểm?

Trẻ bị lở miệng phải làm sao khỏi dứt điểm?

Rất nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng trẻ bị lở miệng phải làm sao để chấm dứt khi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con trẻ. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân cũng như các phương pháp chống lại tình trạng trên là hết sức cần thiết, tránh những tác động xấu đến trẻ nhỏ.

tre-bi-lo-mieng-phai-lam-sao-1

Lở miệng là vấn đề thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ nhỏ?

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện trẻ bị nhiệt miệng cũng sẽ như người lớn là viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.

Có nhiều tác nhân gây nên tình trạng lở miệng ở trẻ nhỏ:

icon-dau-tich Thiếu chất dinh dưỡng: Trẻ em bị thiếu sắt, kẽm, vitamin nhóm B cũng có thể gây nên bệnh lở miệng.

icon-dau-tich Nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.

icon-dau-tich Trẻ bị chấn thương trong khoang miệng là nguyên nhân phổ biến nhất khi mắc bệnh lở miệng, có thể là do trẻ tự cắn vào niêm mạc miệng, bên trong má, do ăn phải các thức ăn quá cứng, việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, thói quen của các bé thường chai răng quá mạnh, không kiểm soát được lực gây tổn thương cho trẻ.

icon-dau-tich Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em. Các vi khuẩn lây lan gây nên tình trạng lở lớt miệng.

tre-bi-lo-mieng-phai-lam-sao-2

Lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên

Trẻ bị lở miệng phải làm sao?

Bệnh lở miệng tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể tái phát nhiều lần nếu không được điều trị triệt để. Tình trạng này luôn kéo theo những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ:

– Trẻ quấy khóc, bỏ ăn.

– Trẻ nhăn nhó, uể oải, thiếu năng lượng để hoạt động

– Xuất hiện các đốm trắng đục hoặc màu ngà trong niêm mạc miệng, kích thước của chúng tầm 1 đến 2 mm.

– Nếu nặng có thể bị sốt, nổi hạch.

tre-bi-lo-mieng-phai-lam-sao-3

Lở miệng gây khó chịu, đau nhức cho trẻ nhỏ

Áp dụng ngay các biện pháp trị nhiệt miệng cho trẻ để bảo đảm sức khỏe răng miệng được chăm sóc tốt nhất.

⇒ Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng là cách kháng khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn gây lở miệng nhanh chóng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

⇒ Mật ong cũng có khả năng chữa loét miệng hiệu quả. Chấm hoặc bôi mật ong lên vết loét để hạn chế những tổn thương và lây lan do bệnh này gây nên. Mặc dù vậy, cần thận trọng khi sử dụng, trẻ dưới 12 tháng tuổi không thích hợp để áp dụng cách này.

⇒ Cho bé ăn các thức ăn có tính mát nhưng không quá lạnh để giúp bé bớt đau và đỡ khó chịu hơn.

tre-bi-lo-mieng-phai-lam-sao-4

Chú ý vấn đề ăn uống và vệ sinh khi trẻ bị lở miệng

 ⇒  Nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dạng lỏng, tránh ăn thức ăn rắn, mặn, chứa nhiều axit vì sẽ làm trẻ bị đau vết loét.

⇒ Trường hợp bệnh lở miệng của trẻ ngày càng lan rộng hoặc tái phát nhiều lần, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ và điều trị triệt để tại trung tâm y tế, bệnh viện.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bệnh phụ huynh xử lý hiệu quả trường hợp trẻ bị nhiệt miệng làm sao khỏi hoàn toàn. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.