Trang chủ » Kiến Thức Chăm Sóc Răng » Tại sao thường phải nhổ răng số 8

Tại sao thường phải nhổ răng số 8 << Xem ngay

Răng số 8 là răng hàm lớn thứ 3, răng cuối cùng trong cung hàm và là răng mọc cuối cùng ở tuổi trưởng thành ( khoảng 18 đến 25 tuổi ). Tại sao thường phải nhổ răng số 8. Chúng ta cùng tìm hiểu:

Nhổ răng số 8 là vì:

Nhổ răng số 8

Nhổ răng số 8 để phòng biến chứng

>>>>Xem thêm: Niềng răng ở Hà Nội?

Điều thường xảy ra là do răng số 8 không đủ khoảng trống cho việc mọc lên và vì vậy răng số 8 sẽ bị kẹt một phần hoặc toàn bộ trong xương hàm. Khi bị kẹt một phần, vùng lợi phủ trên thân răng do đọng nhiều thức ăn thường xuyên bị viêm gọi là bệnh lý lợi trùm. Thức ăn bị đọng lại góc tạo bởi mặt nhai của răng số 8 bị nghiêng ( lệch ) vào mặt bên của răng số 7 là nguyên nhân gây nên sâu răng số 7 do răng khôn. Vì vậy khi răng khôn mọc lệch, lời khuyên thường là nhổ răng số 8 trước khi nó gây ra biến chứng viêm quanh răng và sâu hỏng răng số 7.

Các biến chứng thường gặp trên răng số 8:

– Sưng lợi do lợi trùm: Vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên thường bọ lợi vùng quanh che phủ lên mặt nhai, tình trạng này tạo ra một hầm chứa thức ăn tạo bởi niêm mạc lợi là nắp của hầm và mặt nhai răng số 8 là nên của hầm, hầm này chứa thức ăn là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn, đồ ăn giắt vào thường khó được lấy ra hết và vì có nhiều vi khuẩn nên vùng này thường dễ bị sưng đau, nhiễm trùng cơ hội khi sức đề kháng của cơ thể giảm như stress, gắng sức, sau phẫu thuật, có thai, sau sinh nở, khiến lợi trùm lên mặt nhai răng số 8 này bị sưng và chảy máu và có tính tái phát.
– Sâu răng: Răng khôn mọc ngang sẽ đâm vào răng hàm ở phía trước ( răng số 7 ), thức ăn đọng lại khó được lấy ra bằng bàn chải và là yếu tố thuận lợi cho cơ chế sâu răng, khi sâu răng đã xảy ra, lỗ sâu tăng dần về kích thước và dần dần phá hoại cấu trúc của rang số 7, hậu quả cuối cùng là làm hỏng răng số 7.

 Nhiễm khuẩn: Răng khôn mọc chen chúc do không đủ chỗ khiến thức ăn dễ bị kẹt lâu, gây viêm lợi. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi răng khôn hàm trên đập vào lợi của răng khôn hàm dưới. Những chiếc răng này nên được lấy ra trước khi lợi bị nhiễm khuẩn vì khi đã nhiễm khuẩn và hàm bị sưng, độc tố của vi khuẩn sẽ lan rất nhanh từ quai hàm đến cổ họng rồi xuống lồng ngực. Cần đến bác sĩ ngay nếu bệnh nhân sốt cao, không thể mở miệng quá 20 mm, mắt bị sưng và đau.

>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ răng số 8

Cần đến cơ sở nha khoa uy tín đế nhổ răng số 8

– Làm hỏng tủy răng trước: Nếu răng khôn mọc ngầm, nó có thể đâm lên chân hoặc thân răng răng số 7 phía trước và làm thủng chân hoặc thân những chiếc răng này. Sau khi răng khôn được lấy ra, có thể phải điều trị tủy của những chiếc răng số 7 nếu răng này đã bị nhiễm trùng tủy răng do lỗ thủng.

Yếu quai hàm: Răng khôn mọc ngầm thường chiếm một chỗ lớn trong xương hàm, vùng quanh răng khôn này cũng có nguy cơ hình thành các tổn thương bệnh lý như nang chân răng, viêm mô tế bào, tiêu xương quanh ổ răng làm giảm độ cứng chắc của xương hàm ở vùng góc hàm.

– Đẩy răng cửa lộn xộn: Lúc mọc ra, răng khôn có thể đẩy những chiếc răng cửa chạy lộn xộn. Sự phát triển của hàm trên thường dừng lại trước sự phát triển của hàm dưới. Nếu răng cửa trên và dưới mọc đúng vị trí mà hàm dưới tiếp tục phát triển thì những chiếc răng của hàm dưới sẽ bị đẩy và trở thành không thẳng hàng do răng số 8 mọc hướng ra phía trước dồn hàng tạo lực đẩy vào răng số 7.

>>>>Xem thêm: Làm trắng răng hết bao nhiêu tiền?

Vì những lý do trên, răng khôn mọc bất thường nên được lấy ra sớm, lúc bệnh nhân còn ở tuổi thanh niên.

Nguồn:nhakhoadencosluxury.com

Lưu

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.