Trang chủ » Bệnh Lý Răng Hàm Mặt » Bệnh lở miệng có lây không?

Bệnh lở miệng có lây không?

Lở miệng là bệnh lý về răng miệng rất thường gặp và không bỏ qua bất kì ai, lứa tuổi nào. Giống như các bệnh thông thường khác, bị lở miệng liên tục khi có sự tiếp xúc giữa người này với người kia trong thời gian bị bệnh trong những trường hợp trực tiếp hay gián tiếp?

Bệnh lở miệng có lây không

Bệnh lở miệng có lây không?

Những giải đáp, chia sẻ từ chuyên gia giúp bạn biết được bệnh lở miệng có lây không để phòng tránh tốt nhất không chỉ là cho riêng bản thân mình mà còn là những người thân.

Bệnh lở miệng có lây không? Nguyên nhân lây nhiễm là gì?

Bệnh lở miệng ngoài những nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng (stress),… còn có nguyên nhân cao do siêu vi Herpes Simplex nên bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác trong nhiều trường hợp khác nhau. Cơ chế lây nhiễm là khi có sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người với người hoặc khi sử dụng chung đồ đạc với người thân trong gia đình với nhau.

  • Lây nhiễm bệnh khi có sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp: hôn, dùng chung khăn, bàn chải đánh răng, khẩu trang và dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, cốc,…)  với người đang bị lở miệng.
  • Ở thời điểm vết lở bị vỡ ra, chảy mủ và đang loét thì sự lây nhiễm bệnh lở miệng là cao nhất.
  • Khi bệnh âm ỉ phát nhưng chưa có vết lở thì sự tiếp xúc thân mật hay sử dụng chung đồ dùng vẫn làm có khả năng bị lây nhiễm.

lở miệng có lây không 2

Dùng chung bàn chải đánh răng –  nguyên nhân gây lây nhiễm lở miệng

Những người thân trong gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng hay bạn tình có khả năng lây nhiễm rất cao bệnh lở miệng do sự tiếp xúc và sử dụng những đồ vật chung. Thông thường bệnh lở miệng sẽ tự khỏi trong vòng từ 1 – 2 tuần. Tuy bệnh khỏi nhanh vậy cũng không thể lơ là và bỏ qua những lưu ý cần thiết để tránh được vấn đề lây nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Vậy trẻ bị lở miệng phải làm sao? Phải có những cách chăm sóc cho trẻ hợp lý bạn nhé.

Làm sao để hạn chế lây nhiễm bệnh lở miệng?

  • Không dùng tay hay bất cứ vật nào khác chạm trực tiếp vào vết lở miệng
  • Trong những trường hợp nếu đã chạm tay vào vết lở, tốt hơn hết nên rửa tay lại bằng xà bông diệt khuẩn để hạn chế lây nhiễm bắc cầu
  • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là trong thời gian họ đang bị bệnh thì việc này cần giảm thiểu đến tối đa
  • Khi đang bị lở miệng không nên có sự tiếp xúc trực tiếp với những người khác để tránh sự lây nhiễm cho họ, những người đang bị bệnh cũng cần tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh

Sau khi hiểu được cách chữa bệnh lở miệng và cách phòng tránh lây nhiễm nên thực hiện đúng theo những yêu cầu để giảm thiểu được những người bị lở miệng và sự khó chịu của bệnh về răng miệng này.

Lở miệng có lây không là những lo lắng thường gặp và là lo lắng của không ít người khi bản thân hay có người thân bị bệnh này. Những thông tin còn thắc mắc liên quan đến bệnh lở miệng nói chung và các bệnh răng miệnng khác liên hệ ngay theo số hotline 0902.68.55.99 để được tư vấn nhanh và chính xác.

Nguồn: chamsocrang.org

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.